Recent News

Lời Phật Dạy về chữ Nhẫn hay và ý nghĩa

Trong cuộc sống thường ngày, vui vẻ an lạc tinh thần thoải mái là một mong ước lớn nhất của con người. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều sự việc ngoài ý muốn, do mình tạo, hay người khác tạo ra, gây cho mình bực bội khó chịu, nóng giận trong lòng. Nếu không biết cách hóa giải nên chúng ta giải quyết bằng lời nói hành động tiêu cực, dẫn đến hiệu quả không tốt đẹp, và tạo nghiệp chẳng lành cho kiếp sống hiện tại, và chịu quả báo xấu về sau.

Lời Phật Dạy về chữ Nhẫn hay và ý nghĩa

Người xưa thường hay nói : một câu nhịn chín điều lành, hay “ chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”

Định Nghĩa: Nhẫn là nhẫn nhục, là nhịn, là chịu đựng phần kém về mình, phần thiệt thòi về mình. Đây là pháp tu của Bồ Tát: bố thí trì giới…mà mục đích là tu và độ chúng sanh( lợi mình lợi người),

Nếu không biết nhẫn thì trong tâm hồn luôn có một ngọn lữa, chờ gió nhẹ thổi tới là bùng cháy. Khi mà cháy thì các vị biết cái gì rồi, nhiều người không hiểu nói nhẫn là nhục lắm…đó chỉ là sự đè nén, chịu đựng…nếu vậy chưa phải là nhẫn.

Nhẫn nhục là giữ thái độ hòa hiếu, hóa giải những phiền não do sự sân giận đem lại, và khi sân giận mang lại hầu như không có kết quả tốt đẹp như câu ngạn ngữ “giận quá mất khôn” mà chúng ta từng nghe.

Những trường hợp NÀO CHÚNG TA cần phải nhẫn nhục ?

Thứ nhất là bị người khác xúc phạm:

Người nhỏ hơn, hay bằng mình xúc phạm : vô lễ, hỗn, có thái độ chống đối…

Ví dụ; khi ở nhà chúng ta bị con cháu vô lễ nếu không biết nhẫn thì mình phải sao ? chữi cha nó chứ không thèm chữi nó, hoặc giận nữa thì chữi ông nội nó.. Nhiều khi cháu mình nó sai, mình kêu lại rầy, nó đứng chống nạnh trả lời “ ông là cái thá gì mà nói tui”. Đối với phật tử chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta không biết nhẫn thì việc tu tập chưa đạy ý nguyện, có khi mình là người quy y lâu, đến chùa tu học, công quả cũng lâu, nay gặp mấy đứa nhỏ hơn mới vô, mình góp ý nó, nó nói bà lấy quyền gì mà nói tui, chùa này chỉ có trụ trì thôi…

Bị lớn hơn, có uy quyền hơn xúc phạm : chèn ép, tước đoạt hết quyền lợi, tại vì thấy mình nhỏ, nghĩ rằng không biết, mình ngu…nên dùng cái quyền người lớn để dọa nạt…nên chúng ta là người lớn hơn phải dùng điều đúng để đối xử…

Người vó uy quyền : Chúng ta đang sống trong một xã hội độc lập, tự do, hạnh phúc…mục tiêu của Đảng, Nhà nước đưa đất nước tiến tới một xã hội dân giàu nước mạnh. Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…tuy nhiên trong lộ trình hướng tới đó, có khi chúng ta cũng gặp một vài trường hợp bị xúc phạm, nếu có xảy ra thì chúng ta phải làm sao? Phải nhẫn, vì đó chỉ là một vài trường hợp cá nhân thôi, chứ chúng ta không thể đổ lỗi hết cho cả xã hội là không được.

Hoặc nghe nói ông thầy này, bà sư cô kia sai thì được chứ quơ cả thầy chùa vô là không được. nên chúng ta phải nhẫn để quán chiếu, để hóa giải, để tìm hướng giải quyết, chứ không thể có hành động tiêu cực dẫn đến hậu quả không tốt ( dẫn truyện : như hôm rồi báo đăng: xe hon da chở ba, …” chống thi hành công vụ”,“ mẫu chuyện Xá Lợi Phất và La Hầu La đi khất thực”)

Còn cả hàng trăm hàng ngàn trường hợp làm cho ta không được như ý: có những trường hợp từ trên trời rớt xuống, là thế nào, thiên tai bão lũ, thời tiết nóng lạnh, mưa gió bất thường, sụp đất, đá lỡ…chúng ta phải dùng chữ Nhẫn mà tu, nếu không tu nhẫn, gặp việc tức giận quá, không biết làm sao, ra đứng ngoài sân nhìn lên cao la làng lên, “ trời ơi ngó xuống mà coi, sao ông ăn ở ác quá…”thực chất có trời nào nghe mình la không ? trời là lòng mình, như “câu truyện vui đổi ngỗng cầu mưa”, câu truyện muốn nói ở đời ai cũng muốn thuận lợi về mình, nếu khi không được thì phải cầu cạnh, mà người có khả năng giải quyết cho mình, thì còn biết bao nhiêu việc người khác nữa, nên nếu không được như ý của mình thì phải nhẫn.

Còn có những trường hợp do mình tạo ra, hay trong gia đình nhỏ bé của mình, chồng nói một tiếng,vợ không nhẫn cãi lại..tức giận đánh nhau, người nào cũng không chịu phần lỗi, cho mình là đúng. Trong trường này một trong hai người dùng chữ nhẫn có thể nhận trách nhiệm về mình “ anh ơi…em biết lỗi rồi mà !” thì mọi việc sẽ theo diễn tiến khác, có khi tốt đẹp hơn rất nhiều.

Nhưng không chịu nhẫn được thể hiện qua những lời nói xuất phát tự con tim, hay đáy lòng, thì dồn nén đó, tội nghiệp cho ai…cho con, cho đồ vật, cho vật nuôi…

Ví dụ: đang bị chữi tức quá không làm gì được, gặp đứa nhỏ đi học về..mắng cho một trận, rồi quay qua con mèo đói, đang đòi ăn..không biết chuyện gì xảy ra, mọi người có thể đoán được ý rồi đó.

Thứ hai, đối nghĩa với nhẫn nhục là nóng giận:

Chúng ta thấy thường ngày trong cuộc sống, một người nào đó, không thấy họ nhẫn nhịn, thì điều gì ở họ cho chúng ta dễ nhận ra họ? “ sân” sân giận là một trong ba món độc của thế gian.” Một niệm sanh tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”

Hoặc chúng ta sống chung, hay hợp tác làm ăn với những người này thì không thuận lợi cho mấy. trong gia đình vợ chồng sống với nhau một nhà, chồng nóng nảy quá, thì làm khổ vợ con, hoặc có khi trong nhà chẳng may có đứa con nóng nảy thì cũng vậy…, nếu chống đối thì mất hạnh phúc. “ câu chuyện chỉ có con cá mà giết em ruột”mà báo đã đăng rồi đó, hoặc giả sống chung với một người, mà chất sám họ ít quá…cái đầu tàu hủ.. “ râu rồng nấu với ruột tôm, người khôn sống với người ngu bực mình”

Có một dạng tương đương với sân “phẫn” bên ngoài không thấy biểu hiện gì, nhưng trong lòng họ đang dồn nén để tìm các trả thù, đạo Phật không chấp nhận cách nhẫn nhục này, mà nó là nóng giận đang biến tướng, dạng tâm lý này rất tai hại…

Thứ ba, vậy thì nhẫn nhục cho chúng ta điều gì?

Nếu chúng ta thực hiện được sự nhẫn, thì bản thân rất được nhiều người thương mến, dễ gần, gia đình hạnh phúc, xã hội được tốt đẹp hơn. Xã hội Việt Nam chúng ta thường hay nói về mối quan hệ tình cảm giữa mẹ chồng và nàng dâu. Và sự việc đều không tốt đẹp bao giờ cũng đổ lỗi cho những bà mẹ chồng, mà nguyên nhân sâu xa nhìn chung là nghiêng về nàng dâu. Vì bởi cô dâu là người ngoài, họ có mặt tại nhà chồng để làm gì, và họ được gì ?…nên họ phải là người phải hội đủ tiêu chuẩn mà các bà mẹ chồng đưa ra. Nếu hiểu điều đó cô dâu cố gắng sống tốt, bên cạnh đó áp dụng chữ Nhẫn thì mọi điều sẽ tốt đẹp:

“Học pháp nhẫn chẳng sanh oan trái

Giữ tâm không khỏi phải lụy phiền

Sống cõi đời thông thả bình yên

Hướng nẽo đạo diệu huyền trực chỉ”

(Một số dẫn chứng trong bài nói chuyện được nhắc đến: trận động đất ở nhật bản 2011, người Nhật…và có em bé..Là sức mạnh của người tu: câu chuyện của Quan Âm thị Kính,Bạch Ẩn Thiền Sư..thế À)

Xem thêm: Lời Phật Dạy

Hơn nữa thực hiện được sự nhẫn cũng là giữ sức khỏe cho mình: tim, huyết áp..

Để trả hết nghiệp: theo đạo Phật sở dĩ chúng ta có mặt trong thế giới này, là do chúng ta tạo nghiệp hoặc thiện hoặc chẳng thiện, nên chúng ta sống ở đây là để trả nghiệp, cho mau hết, cho dứt để có được an vui. Vừa trả nghiệp mà vừa làm sạch nghiệp, cũng giống như vừa tu mà chỉ người khác tu, để làm thay đổi Nghiệp. Vừa nhẫn mà vừa tìm phương tiện khéo léo để họ cũng nhẫn như mình, cũng từ bi nhân từ như mình, khi đã hiểu ra thì sạch nghiệp với nhau, và sống an vui hạnh phúc đời này và đời sau.“ Phú Lâu Na tấm gương vĩ đại” “Ngộ Đạt quốc Sư.”

Một vài phương pháp tu Nhẫn :

Chúng ta đưa ra nhiều về tác hại, và lợi ích, bây giờ là mấu chốt quan trọng trong buổi nói chuyện hôm nay, đó là phương pháp tu. Có thể nói có vô số cách mà đức Phật dạy để chúng ta hóa giải nó. Nhưng chúng ta có thể đưa ra một vài phương pháp sau:

a) Niệm Phật: luôn thường xuyên niệm Phật thường ngày, chúng ta tập niệm Phật, Bồ Tát, vì lúc đó nhất tạm niệm Phật, sẽ mang đến sự tập trung vào chánh pháp, không thèm để ý đến những sự việc bên ngoài

b) Quán tưởng: ( mổ xẻ) trong đời sống cái gì cũng có mặt tốt và xấu của nó. Khi gặp cảnh chúng ta chia làm hai phần, phần xấu thì mình quán, đây là nghiệp của họ, không ngu gì mà phải hơn thua phần này. Bên cạnh đó còn có cái tốt thì giữ cái tốt để giao lưu với họ. quán xem trong sự việc này có lỗi của mình…không đời này cũng đời quá khứ. Và không thì nghĩ đến cái đám tang (vô thường) vừa đi tiển đưa hôm qua, hay vào nghĩa trang mà nhìn

c) Không cố chấp: coi như trình độ nghiệp lực ngay cỡ đó thì họ ăn nói, hành động cỡ đó, và mình là người gặp phải nghiệp, chuyển sang từ thiện, tụng kinh, làm một việc gì đó, nhớ là đừng đi nhậu, hay tự vẫn nhé!

d) Nuôi dưỡng từ bi và quyết tâm hành trì:

Khi một đứa trẻ khóc ré tức giận, thì đâu thể mắng mỏ nó, mà thương nó, và tìm hiểu xem nó đang cần gì, để có thể đáp ứng cho nó. Và nếu không đáp ứng được thì thương cho nó, nó khóc riết rồi sẽ không tốt cho sức khỏe hay bản tánh của nó. Cũng vậy khi ai đó hành động không tốt với ai đó, hay với chính mình, thì khởi lòng thương họ vì họ đang tạo nhân ác, và quả của họ sẽ khổ đau, và chết bị rơi vào địa ngục.

Chúng ta biết rồi ý nghĩa của chữ Nhẫn, thì từ đây về sau cố gắng tu tâm dưỡng tánh, quy y tam bảo, sống theo lời Phật dạy, theo chính sách pháp luật của nhà nước, nhất định chúng ta sẽ có một cuộc sống an lạc vui tươi cho đời sống hiện tại và mãi mãi về sau.

BÀI CHỌN LỌC

BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

    Share on Google Plus

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

    loading...